![]()
HỆ THỐNG NƯỚC SẠCH – LỌC NƯỚC RO
Hệ thống lọc nước tinh khiết RO 1000 lít/ xử lý được nguồn nước sạch cũng như là đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước lớn tại: Công ty, Bệnh viện, Trường học, Chùa chiền,… Vậy để hiểu thêm về hệ thống lọc nước này chúng ta cùng theo dõi qua bài viết sau nhé. Hệ thống xử lý nước tinh khiết công suất 1000l/h Tóm tắt nội dung [Hiện] Vì sao cần sử dụng hệ thống lọc nước RO tinh khiết 1000 lít/ giờ? Xem thêm: Máy lọc nước RO gia đình có tốn nhiều điện không? Bao lâu thì nên thay lõi than hoạt tính của máy lọc nước ? Hệ thống khử sắt – khử mùi – làm mềm cấp nước sinh hoạt Xử lý nước thải sinh hoạt Hiện nay do nguồn nước bị ô nhiễm khá trầm trọng nên việc đáp ứng nhu cầu nước sạch của lượng nhân viên lớn trong một Công ty nào đó là rất tốn kém khi phải sử dụng nước đóng bình hàng ngày. Việc sử dụng nước đóng bình không chỉ gây tốn kém tiền bạc mà khi để lâu ngày sẽ bị đóng cặn, rong rêu, ảnh hưởng đến chất lượng nước do vi khuẩn tác động từ bên ngoài, làm giảm sút khả năng làm việc của nhân viên. Cho nên giải pháp để giải quyết các vấn đề trên là sử dụng hệ thống lọc nước RO tinh khiết 1000 lít/ giờ là phù hợp nhất. Không những vậy, hệ thống lọc nước tinh khiết còn đảm bảo nước sau lọc đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế đảm bảo sức khỏe người dùng cũng như là nâng cao năng suất làm việc của con người. Đối tượng nào cần sử dụng hệ thống lọc nước RO tinh khiết 1000 lít/ giờ? Công ty có quy mô lớn, có lượng lớn nhân viên làm việc: đáp ứng nhu cầu sử dụng nước uống thay vì phải sử dụng nước đóng bình hàng ngày gây tốn kém Sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm: cần nước có độ tinh khiết cao, cần sử dụng một lượng nước lớn để hỗ trợ việc sản xuất Sử dụng cho Trường học, Bệnh viện, Chùa chiền,… cần lượng nước lớn để đáp ứng nhu cầu con người, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng Hệ thống xử lý nước Dây chuyền lọc nước đóng bình 20l Dây chuyền lọc nước RO tinh khiết 1000 lít/ giờ gồm thành phần thiết bị gì? Hệ thống xử lý thô: cột lọc, vật liệu lọc,… Hệ thống xử lý nước cứng Hệ thống bơm cấp Hệ thống màng lọc RO (Reverse Osmosis: thẩm thấu ngược) Hệ thống khử khuẩn gồm: đèn UV (tia cực tím), máy tạo ozone Hệ thống ống dẫn, van điều cấp Hệ thống hiển thị Quy trình vận hành của dây chuyền lọc nước RO tinh khiết 1000 lít/ giờ Nước nguồn (nước máy, nước giếng, nước sông,…) được hệ thống bơm đẩy nước vào bồn chứa nước rồi đưa vào hệ thống xử lý thô gồm 3 cột lọc composite (tùy vào từng công suất và tính chất nước khác nhau mà sẽ tương ứng với kích thước và số lượng cột khác nhau) gồm: Cột lọc 1: là thiết bị xử lý kim loại, chứa các vật liệu lọc xử lý đa năng có tác dụng khử phèn, khử sắt, kim loại nặng, tạp chất hữu cơ, loại bỏ các cặn bẩn, chất rắn lơ lửng, nhờ tính năng đặc biệt của hạt vật liệu Corosex sẽ tạo vị ngọt cho nước. Cột lọc 2: là thiết bị xử lý cacbon, có vật liệu lọc là than hoạt tính có khả năng khử mùi hôi , mùi trứng thối, mùi tanh hôi của H2S và các chất oxy hóa, các chất hữu cơ có trong nước để bảo vệ vật liệu cho các thiết bị tiếp nối phía sau Cột lọc 3: là thiết bị xử lý độ cứng, làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi ion, các thành phần làm cứng nước như Ca, Mg,… được giữ lại cùng với một số cation khác. Sau khi xử lý qua một chu kỳ vật liệu lọc sẽ bão hòa và trở về trạng thái ban đầu bằng việc hoàn nguyên bởi van tự động, nước sau khi lọc qua hệ thống < 17 mg/ lít là cơ sở để hoạt động màng lọc thẩm thấu ngược RO |
---|
![]()
HỆ THỐNG CHILLER
Hệ thống Chiller vận hành rất phức tạp, phải là người có kinh nghiệm thì mới thao tác chuẩn từng bước được. Nhưng kể cả với những người có kinh nghiệm thì cũng không tránh khỏi sai sót trong quá trình vận hành, những lưu ý khi vận hành hệ thống Chiller dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa khả năng lỗi phát sinh. Hệ thống chiller nói chung Như các bạn đã biết, hệ thống chiller thường bao gồm các thiết bị sau: cụm chiller (bao gồm máy nén, tủ điện, dàn ngưng, dàn bay hơi), các cụm bơi cho tháp giải nhiệt, cụm bơm cho các dàn lạnh FCU, AHU, các cụm van 2 ngã, van điện chức năng điều khiển ON/OFF, tháp giải nhiệt cooling tower…Chính vì hệ thống gồm rất nhiều thiết bị khác nhau nên quy trình vận hành nó cũng rất phức tạp và gây khó khăn không nhỏ đối với những kỹ sư vận hành chưa có kinh nghiệm. Bạn cần nhớ rằng, hệ thống chiller nào cũng được thiết kế hoạt động ở 2 chế độ là Manual và Auto. Việc lựa chọn chế độ hoạt động thông qua witch 2 vị trí ở trên tủ, và nút reset ở đó có nhiệm vụ khởi động lại hệ thống, nút ESD là dừng khẩn cấp. Theo đó: Chế độ Manual: ở chế độ này, người vận hành có thể khởi động/dừng trực tiếp các thiết bị riêng lẻ chỉ bằng cách chọn các biểu tượng tương ứng có sẵn trên màn hình máy BMS. Chế độ Auto: ở chế độ này, hệ thống sẽ tự vận hành theo thời gian đã cài đặt từ trước trong Schedule của bộ điều khiển. Chế độ auto được setup từ trước nên REMEN sẽ không đề cập trong bài viết này, sau đây là một vài lưu ý khi vận hành ở chế độ Manual của chiller mà bất cứ kỹ sư nào cũng cần phải nhớ: Mục lục Lưu ý trình tự quy trình vận hành hệ thống Chiller. Bằng tay mở. Bằng tay đóng. Chiller sẽ tắt khi nào?. Chiller sẽ khởi động khi nào?. Bơm hoạt động như thế nào? Cụm bơm nước giải nhiệt. Cụm bơm nước bay hơi. Chế độ hoạt động của AHU. FCU hoạt động như thế nào? Cooling tower hoạt động như thế nào? Các thiết bị an toàn hoạt động như thế nào? LƯU Ý TRÌNH TỰ QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CHILLER. BẰNG TAY MỞ. Cần cấp điện, bật mở nguồn các thiết bị dàn lạnh FCU, AHU trước, tiếp đó là phần cài đặt thông số nhiệt độ, độ ẩm,…của tòa nhà, khu nhà xưởng. Khi cấp điện, kiểm tra tín hiệu tại tủ điều khiển trung tâm cần đảm bảo các thiết bị van ON/OFF và van Modulating mở. Chạy bơm nước giải nhiệt hoạt động, trường hợp bơm nào hoạt động thì mở van tay và van điện bơm đó, các van còn lại khóa (;ưu ý là độ chênh áp đầu vào và đầu ra khỏi bình ngưng tụ khoảng 0,6 Kg (3.4/4) nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng là: 35/30 độ C). Nếu thông số ở dưới 32/28 thì không cần phải chạy hệ thống quạt tháp giải nhiệt trên tháp giải nhiệt. Kiểm tra lại một lượt các tín hiệu tại tủ điều khiển, cần chắc chắn rằng không có lỗi xảy ra gây nguy hiểm đến hoạt động của các thiết bị trong hệ thống Chiller. Bạn cần nhớ là khi bấm nút Run cho chiller hoạt động thì sẽ bắt đầu đếm ngược 60 giây. Nếu chiller không nhận được cảnh báo không an toàn nào trong 60 giây này thì sẽ khởi động bộ phận máy nén. Cần phải thường xuyên kiểm tra độ chênh áp suất trước và sau của bình ngưng tụ, bình bay hơi thông qua đồng hồ đo áp suất (hay còn gọi là áp kế). Chú ý nhiệt độ và tiếng kêu của các thiết bị vận hành trong hệ thống chiller, kể cả AHU. Dừng máy ngay khi có hiện tượng lạ, kiểm tra hệ thống và xử lý, sau đó ghi vào sổ theo dõi sau mỗi giờ máy hoạt động. BẰNG TAY ĐÓNG. Hệ thống muốn dừng đúng cách thì trình tự các bước dừng hệ thống chiller bạn cần nhớ. Nhấn nút Stop trên màn hình hiển thị Chiller để dừng Chiller. Ngắt điện phần quạt của tháp giải nhiệt. Tắt cụm bơm nước giải nhiệt Chiller. Tắt điện cho cụm bơm nước lạnh Ngắt điện cho các dàn lạnh FCU, AHU. Kiểm tra lại một lượt các van, thiết bị điều khiển ON/OFF trong hệ thống Chiller. Ngắt tất cả các Aptomat cấp nguồn cho thiết bị nhưng trừ Aptomat tổng và 2 aptomat cấp nguồn cho 2 chiller luôn được sử dụng 24/24 để sấy dầu bôi trơn hệ thống. Phải khóa các van trước khi bạn rời khỏi phòng máy. CHILLER SẼ TẮT KHI NÀO?. Chiller dự án Sky city Khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau thì chiller sẽ tắt. Nhiệt độ của nước cấp vào chiller là 5°C (mặc định, nước cấp vào chiller là 12°C, nước ra là 7°C). Tín hiệu an toàn của thiết bị công tắc dòng chảy không báo về tủ điều khiển chiller hoặc tín hiệu không hoạt động. Một cụm bơm nước giải nhiệt tương ứng với chiller này không chạy. Khi một cụm bơm nước bay hơi tương ứng với chiller này không chạy. Khi một trong những van động cơ 2 ngã sau bị chuyển sang chế độ OFF: ngõ nước ra tương ứng với chiller, ngõ nước vào của mỗi tháp giải nhiệt tương ứng với chiller. Nguồn điện của hệ thống cấp cho chiller bị chập chờn: lệch pha, đảo pha, hoặc là nguồn điện cấp không đạt yêu cầu là 400V-3P-50Hz. Nhiệt độ của dầu bôi trơn trong hệ thống không nằm trong khoảng cho phép của nhà sản xuất. Báo lỗi từ công tắc dòng chảy. CHILLER SẼ KHỞI ĐỘNG KHI NÀO?. Điều kiện để Chiller khởi động khi đạt được một trong các mục dưới đây: Nhiệt độ nguồn nước cấp vào chiller là ≥9ºC (đây là chế độ cài đặt mặc định trong chiller). Tín hiệu an toàn báo về tủ điều khiển gắn ở cụm chiller đang hoạt động. Có một cụm bơm nước giải nhiệt tương ứng với chiller này đã hoạt động trước đó khoảng 30 giây. Có một cụm bơm nước bay hơi tương ứng với chiller này đã hoạt động ở trước đó khoảng 30 giây. Khi tất cả van động cơ 2 ngã chuyển hoàn toàn sang chế độ ON: van của ngõ nước đầu ra chiller, van của ngõ nước đầu vào của mỗi tháp giải nhiệt. Nguồn điện cấp cho chiller ổn định đúng với yêu cầu 400V-3P-50Hz và không bị mất pha hay đảo pha. Dầu bôi trơn trong hệ thống nằm trong giải nhiệt độ cho phép của nhà sản xuất. Không báo lỗi tín hiệu an toàn hệ thống. BƠM HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? Hệ thống bơm ly tâm dự án Kyocera Hải Phòng Hệ thống bơm ly tâm dự án Kyocera Hải Phòng CỤM BƠM NƯỚC GIẢI NHIỆT. Luôn có một bơm dự phòng, nên tổng số bơm luôn lớn hơn tổng số chiller. Tín hiệu giúp tắt/mở một trong những cụm bơm này là khi cả 2 van động cơ 2 ngã tại một trong những vị trí: ngõ nước đầu vào chiller này, ngõ nước đầu ra mỗi tháp giải nhiệt đồng thời chuyển sang chế độ OFF/ON. Trong quá trình vận hành mà bơm chính bị dừng đột ngột thì bộ điều khiển sẽ gọi bơm dự phòng chạy thay thế bơm lỗi. Bơm dự phòng sẽ luân phiên hoạt động, kể cả bơm chính và bơm biến tần nhằm đảm bảo rằng các bơm hoạt động cân bằng nhau. CỤM BƠM NƯỚC BAY HƠI. Luôn có bơm dự phòng nên tổng số bơm lớn hơn tổng số chiller là 1. Tín hiệu tăt/mở một trong các cụm bơm này phụ thuộc vào tín hiệu OFF/ON của 2 van động cơ 2 ngã. Khi bơm chính bị dừng đột ngột thì bộ điều khiển sẽ gọi bơm dự phòng thay thế. Có sự luân phiên hoạt động của bơm dự phòng, bơm chính, bơm biến tần nhằm đảm bảo các bơm hoạt động cân bằng nhau. CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA AHU. Chế độ hoạt động của AHU Bạn cần nhớ những nguyên lý hoạt động sau của các thiết bị cảm biến trên AHU. Thiết bị cảm biến nhiệt độ có nhiệm vụ nhận tín hiệu nhiệt độ, ẩm độ ở đường gió tươi và đưa về màn hình điều khiển tại phòng điều khiển AHU và hiển thị thông số này cho người vận hành. Thiết bị cảm biến số 2 thì có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu về nhiệt độ, độ ẩm ở sau dàn lạnh và hiển thị thông số này tại màn hình điều khiển ở phòng điều khiển AHU, tín hiệu này điều khiển van 2 ngã (100% xuống 0% hoặc từ 0% lên 100%) ở trên ống nước hồi khi hoạt động phù hợp với giá trị nhiệt độ cài đặt ban đầu. Thiết bị chênh áp: được dùng làm cảm biến chênh áp và phát hiện độ bám bẩn của bộ lọc gió. Thiết bị chênh áp trong AHU dùng để cảm biến chênh áp và phát hiện dây đai của quạt bị đứt. FCU HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? Có thiết bị cảm biến và truyền tín hiệu nhiệt độ được gắn trên đường gió hồi hoặc tại miệng gió hồi. Mỗi FCU lại có một đường nước lạnh để cấp vào và một đường nước lạnh để đi ra khỏi dàn lạnh. Trên đường nước lạnh sẽ được gắn một cụm van động cơ 2 ngã. Hầu hết các FCU đều được điều khiển 3 tốc độ. COOLING TOWER HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? Thiết bị này được khởi động trực tiếp hoặc lắp đặt biến tần để điều khiển hoạt động quạt và tín hiệu điều khiển sẽ lấy từ nhiệt độ nước ra ở tháp coolong tower và luôn đạt nhiệt độ 30ºC. Ở chế độ tự động, quạt của cooling tower luôn hoạt động theo tín hiệu nhiệt độ ra. CÁC THIẾT BỊ AN TOÀN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? Công tắc dòng chảy đảm nhận vai trò làm cảm biến lưu lượng đi trong ống. Chiller và bơm sẽ hoạt động khi có tín hiệu an toàn được báo về từ thiết bị này. Trường hợp van ON/OFF của Chiller: Van sẽ ở dạng ON trước khi cụm bơm nước cấp cho chiller chạy và ở dạng OFF khi tất cả các bơm nước cho chiller ngừng chạy. Hệ thống chiller thường rất phức tạp, vì thế, cần phải lắp đặt thật chuẩn ngay từ đầu thì quá trình vận hành sau này mới trơn tru được. Để làm được điều này, chủ đầu tư cần liên hệ với những nhà thầu thi công cơ điện chuyên nghiệp, đã có kinh nghiệm lắp đặt tương đương. |
![]()
HỆ THỐNG VĂN PHÒNG CÔNG TRÌNH, NHÀ KHO
VĂN PHÒNG - NHÀ KHO - NK.GHTK.QTB.01 là dự án cải tạo khu xưởng cũ được chủ đầu tư là Công ty Cổ Phần Giao Hàng Tiết Kiệm thuê lại, tọa lạc tại đường B2 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TP.HCM. Vị trí khu nhà kho nằm liền kề sân bay Tân Sơn Nhất, ngay chính trung tâm khu đô thị lớn của Sài Gòn, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đáp ứng thuận lợi nhu cầu kinh doanh của Chủ đầu tư. Quy mô công trình: đây là khu nhà xưởng có cấu tạo khung kèo thép, tường xây có vách tole bao che, mái tole, có tổng diện tích sàn gần 4000m2, trong đó có 800m2 văn phòng, ngoài ra còn có các hạng mục phụ bao gồm nhà bảo vệ, nhà xe, khu vệ sinh công nhân và căn tin. Với công trình này, nhà thầu thi công nhận trách nhiệm cải tạo lại khu vực văn phòng (đóng trần, sơn nước hoàn thiện, sửa chữa khu vệ sinh, lắp đặt hệ thống chiếu sáng và điện động lực); khu nhà xưởng (sơn nước sơn dầu toàn bộ khu xưởng, lắp đặt hệ thống chiếu sáng và điện động lực) và cải tạo mới các hạng mục phụ khác (bảng hiệu, nhà bảo vệ, nhà xe, căn tin). DNC vinh dự được chủ nhà lựa chọn thực hiện thi công trọn gói cho công trình này. Với yêu cầu phải sớm hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn nhất để đáp ứng nhu cầu về kinh doanh của Chủ đầu tư, chủ đầu tư đưa ra tiến độ trong thời gian 03 tuần phải đưa công trình vào hoạt động. Đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi đã tập trung toàn bộ nhân lực và đã hoàn thành công tác thi công công trình đúng tiến độ. |
![]()
HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
ệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xẩy ra. Việc phát hiện ra các tín hiệu cháy có thể được tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người và quan trọng nhất là phải hoạt động 24/24 giờ. hệ thống báo cháy Các thành phần của hệ thống báo cháy gồm: Trung tâm báo cháy: Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính là: 1 mainboard, 1 biến thế và 1 battery. Thiết bị đầu vào: Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa. Công tắc khẩn( nút nhấn khẩn cấp) Thiết bị đầu ra:Bảng hiển thị phụ(bàn phím). Chuông báo động, còi báo động, đèn báo động. Bộ quay số điện thoại tự động Nguyên lý hoạt động động của hệ thống báo cháy: Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín.Khi có hiện tượng về sự cháy thì các thiết bị đầu vào( đầu báo, công tắc khẩn ) nhận tín hiệu , truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra vụ cháy ( thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi,đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người xung quanh nhận biết và xử lý vụ cháy nổ kịp thời. 1.1 Phân loại hệ thống báo cháy Hệ thống báo cháy sử dụng 2 loại điện thế: 12V và 24V. Về mặt lý thuyết thì cả 2 loại báo cháy này đều có công dụng như nhau, đều phục vụ mục đích là dùng để báo cháy. Nhưng thực thế, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp, trung tâm 12V chủ yếu được sử dụng trong hệ thống báo trộm, ngoài ra hệ thống còn bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Trong khi hệ thống báo cháy 24V là một hệ thống báo cháy chuyên nghiệp, khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình.Tuy nhiên giá thành của 12V lại rẻ hơn 24V rất nhiều. Hệ thống báo cháy thông thường: Với tính năng đơn giản, giá thành không quá cao, hệ thống phòng cháy thông thường chỉ thích hợp lắp đặt tại các công ty có diện tích vừa và nhỏ; lắp đặt cho những nhà, xưởng nhỏ….. Các thiết bị trong hệ thống được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống giám sát. Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát. Hệ thống báo cháy địa chỉ: Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công ty mà mặt bằng sử dụng rộng lớn. Được chia ra làm nhiều khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp trung tâm nhận tín hiệu xảy ra cháy tại từng khu vực. Từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác. Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng. |
![]()
HỆ THỐNG TỦ ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
I.Tủ điện là gì? Khái niệm: Tủ điện là nơi dùng để chứa/đựng các thiết bị/bảng thiết bị điện, là sản phẩm được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, nó không chỉ có mặt ở hầu hết các công trình, nhà máy, bệnh viện, tòa nhà hay cả những khu chung cư mà nó có phục vụ yêu cầu của những hộ gia đình kinh doanh từ nhỏ tới lớn, thường có hình chữ nhật hoặc vuông, tùy theo vị trí và mục đích sử dụng. II.Thiết bị thường có bên trong tủ điện: Ở bất kì loại tủ điện nào cũng có nút nhấn, thiết bị này thường được thiết kế ở mặt trước của tủ thuận tiện cho việc vận hàng, sử dụng. Ngoài ra còn có nút dừng khẩn được sử dụng trong trường hợp hệ thống xảy ra sự cố, đóng căt toàn bộ mạch điện. Về rơle điện từ gồm các bộ phận sau: tiếp điểm chung, tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở, cuộn dây, mạch từ, nắp, lò xo, nguồn nuôi rơ le…Công dụng của rơ le điện từ được sử dụng trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm. Công tắc tơ dùng để đóng cắt, điều khiển động cơ, máy sản xuất trong công nghiệp và điện dân dụng.Công tắc thường được dùng làm chuyển mạch, đóng mở cầu giao. Một công tắc được cấu tạo từ 2 điểm, công tắc có 2 loại công tắc đơn và công tắc đa. Tùy vào mục đích sử dụng mà ta có thể lựa chọn những loại công tắc sao cho phù hợp với từng loại tù mà mình cần sử dụng. Aptomat là thiết bị bảo vệ đa năng, có chức năng bảo vệ sự cố ngắn mạch, quá tải, sự cố dòng điện dò, sự cố quá áp. Trên thực tế aptomat được sử dụng chủ yếu bảo vệ sự cố ngắn mạch, quá tải cho các động cơ điện. Trên thị trường hiện nay đặc biệt đối với các kỹ sư điện đều nắm rõ chức năng của loại thiết bị này, aptomat đang dần thay thế các thiết bị khác như cầu giao hay cầu chì, vận hành tủ tốt hơn so với 2 loại kia. Các thiết bị bảo vệ khác như relay nhiệt, relay bảo vệ pha. III.Chức năng của tủ điện: Tủ điện là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, và là nơi đấu nối, phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành. Tủ điện có thể được làm từ tấm kim loại hoặc composit với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Trong các ứng dụng thông thường, tủ điện thường được sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn với các màu sắc khác nhu tùy theo lĩnh vực sử dụng hoặc yêu cầu của thiết kế. |
![]()
HỆ THỐNG MÁY LẠNH
Có những loại hệ thống điều hòa không khí nào? Việc lựa chọn hệ thống điều hòa không khí phù hợp với các công trình xây dựng rất quan trọng, bởi hệ thống điều hòa không khí an toàn và sử dụng hiệu quả cần đảm bảo tính kỹ thuật, tính kinh tế và cả vốn đầu tư lẫn chi phí vận hành. Bài viết dưới đây của Thidaco giới thiệu các loại hệ thống điều hòa không khí, mời quý khách hàng tham khảo. Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí Có những loại hệ thống điều hòa không khí nào? Có 3 loại hệ thống điều hòa không khí phổ biến nhất trên thị trường: – Hệ thống điều hoà không khí cục bộ (Split air conditionner). – Hệ thống điều hoà không khí trung tâm làm lạnh nước (hệ Water cooled water chiller) – Hệ thống điều hoà không khí trung tâm kiểu VRV sử dụng biến tần (Variable Refrigeration Volume) Cùng tìm hiểu cụ thể từng loại hệ thống điều hòa không khí nhé. 1 – Hệ thống ĐHKK cục bộ: Hệ thống này gồm các máy cục bộ đơn chiếc được lắp đặt cho các khu vực điều hoà đơn lẻ. Máy cục bộ gồm 2 khối là : a/ Khối nóng (OUTDOOR) đặt ngoài khu vực điều hoà. b/ Khối lạnh (INDOOR) là phần phát lạnh được đặt trong khu vực điều hoà. Đặc điểm của hệ thống này : – Là loại máy nhỏ (máy dân dụng) công suất thường từ 9.000… 96.000Btu/h. – Lắp đặt nhanh, dễ dàng và không đòi hỏi kỹ thuật cao. – Sử dụng đơn giản, không bị ảnh hưởng của các máy khác trong hệ thống. – Bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản và độc lập từng máy. – Việc lắp đặt rời rạc các OUTDOOR ở trên tường ngoài nhà sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu kiến trúc của toàn bộ toà nhà. (Việc treo các OUTDOOR thông thường phải treo phía tường ngoài nhà để đảm bảo độ khảng cách nối INDOOR với OUTDOOR trong giới hạn tiêu chuẩn). – Do INDOOR và OUTDOOR nối với nhau bằng ống GAS trong trường hợp máy bị dò GAS gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người và ảnh hưởng đến môi trường (làm phá hủy tầng OZONE). – Đối với hệ thống máy cục bộ việc cung cấp khí tươi cho phòng thường là cấp trực tiếp bằng quạt gió, do vậy không khí không được sử lý bụi, ẩm và thường tạo lên sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa luồng khí cấp bổ xung và luồng khí cấp lạnh của INDOOR, gây cảm giác khó chịu cho con người trong phòng điều hòa. – Khả năng bố trí các INDOOR trong phòng để đảm bảo độ khuyếch tán đồng đều bị hạn chế. – Hiệu suất hoạt động của máy ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ bên ngoài đặc biệt khi nhiệt độ không khí bên ngoài cao thì hiệu suất làm việc của máy giảm đáng kể. nhiệt độ ngoài trời cao khả năng trao đổi nhiệt của dàn nóng thấp, INDOOR phát ra công suất lạnh thấp, máy ở tình trạng quá tải. – Hệ số tiêu thụ điện năng lớn, chi phí vận hành cao. – Độ bền và tuổi thọ sử dụng không cao (khoảng 5…6 năm). – Thường áp dụng cho những công trình nhỏ, đơn giản không yêu cầu các thông số môi trường đặc biệt. |
![]()
HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
Hầu hết các công trình xanh hiện nay điều có hệ thống thông gió cơ khí cho công trình đó. Những công trình hiện nay rất kín, lượng không khí rò rỉ rất thấp điều đó đặt nên một vấn đề cấp bách về thông gió. He thong thong gio tot 3 Thật không may , một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số lượng lớn các hệ thống thông gió cơ khí được thiết kế hoặc lắp đặt kém. Trong số các vấn đề chung: Quạt thông gió với lưu lượng thấp bởi hệ thống ống gió phức tạp, kích thước quá dài,…phụ thuộc vào việc của người tính toán thiết kế. Thông gió với tốc độ quá cao hoặc được sử dụng liên tục trong một ngày làm tổn phí năng lượng. Với những hệ thống tích hợp điều khiển thông minh sẽ điều khiển được sự hoạt động của hệ thống thông gió cùng các hệ thống khác trong tòa nhà, nhưng không phải công trình nào cũng được lắp đặt bởi chi phí rất lớn. Hệ thống thông gió làm lãng phí chi phí vận hành khi chọn thiết bị quạt không phù hợp. He thong thong gio tot 1 Những điều ấy đặt ra một vấn đề làm thế nào để thiết kế một hệ thống thông gió thật sự hiểu quả và không làm lãng phí năng lượng. Theo tiêu chuẩn thông gió của ASHRAE (Tiêu chuẩn 62.2) đưa ra con số về lưu lượng gió như sau: 7.5 CFM cho mỗi người cộng vơi 3 CFM cho mỗi 100 ft2 sàn. Các hệ thống thiết kế thông gió theo TC ASHRAE sẽ có lưu lượng gió tương đối thấp. Ví dụ: Một nhà có 2000 ft2 sàn với 3 người sẽ cần 83CFM lưu lượng thông gió cơ khí nhưng với tiểu chuẩn chỉ 42.5 CFM. Từ đó, lưu lượng gió thông gió tương đối nhỏ nên hệ thống đường ống gió được lắp đặt kín nếu không kín sẽ không đảm bảo lưu lượng gió. => Điều này đặt ra, làm thế nào để chọn một lưu lượng phù hợp cho không gian thiết kế? Điều này phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, người sử dụng, nhu cầu sư dụng,… He thong thong gio tot 2 Với những kiểu kiến trúc mở có thể ưu tiên cho việc thông gió tự nhiên, tận dụng hướng gió để thiết kế ngôi nhà có hướng đón gió, hoặc tạo giếng trời,… việc này tương đối hiệu quả, tiết kiệm năng lượng. |
![]()
GIA CÔNG BỒN INOX, BỒN SẮT, BỒN COMPOSITE
Vì sao bồn composite lại có thể chứa đựng thực phẩm Trong nghành composite, được chia rất nhiều loại nhựa khác nhau, loại để làm bồn chứa axit, loại để làm bồn xử lý nước thải, loại dùng để làm bồn nuôi trồng thủy sản, nhưng cao cấp nhất là dùng để làm bồn chứa thực phẩm cao cấp, dạng nhựa này có giá cao hơn nhựa bình thường. các nhà sản xuất tính đến việc chúng không gây hại cho sức khỏe con người, và vật nuôi Loại nhựa này đã được tổ chức chứng nhận FDI của Hoa Kỳ chứng nhận an toàn Bồn chứa thực phẩm Composite được làm từ nhựa composite. Đây là loại vật liệu tuyệt vời, với khả năng chống lại sự ăn mòn của các loại hóa chất: axit, bazơ vô cơ,… khắc phục được các mặt hạn chế của nguyên liệu truyền thống. Vì vậy chúng được ứng dụng rộng dãi để sản xuất các loại bồn chứa nước sạch, bồn chứa thực phẩm như nước mắm, bánh kẹo, nông sản…... Bồn chứa Composite có ứng dụng rộng rãi, dùng để chứa, bảo quản các loại thực phẩm, dược phẩm. Đây là một sản phẩm đắc lực cho các công ty, đơn vị sản xuất và kinh doanh thực phẩm, dược phẩm Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu Những ưu điểm của bồn chứa thực phẩm Composite Khả năng chống ăn mòn Đây có thể nói là ưu điểm nổi bật của sản phẩm này. Được làm từ vật liệu composite nên loại bồn này có khả năng chống lại sự ăn mòn do hóa chất gây ra. Do đó, nó có thể dùng trong môi trường axit, nước muối, nước thải, dung môi hữu cơ, hay một loạt các hóa chất. Chịu nhiệt, cách nhiệt tốt Khả năng chịu nhiệt của bồn rất tốt, khoảng nhiệt mà nó có thể chịu được trong khoảng rộng, từ nhiệt độ thấp cho đến cao. Hơn nữa, khả năng cách nhiệt với môi trường tốt. Điều này đem lại một nhiệt độ bên trong bồn được ổn định, tránh việc thay đổi theo tình hình nhiệt độ bên ngoài, giúp vật bảo quản được lâu dài, không bị thay đổi, biến dạng. Không phát sinh ra các chất độc hại, mùi lạ Trong việc bảo quản thực phẩm, việc không có chất độc hại xâm nhập vào thực phẩm hay mùi lạ làm ảnh hưởng đến hương vị là rất quan trọng. Bồn chứa thực phẩm Composite luôn đảm bảo được yêu cầu này, giúp chất lượng của thành phẩm luôn được duy trì. Hạn chế sự nhiễm khuẩn Bề mặt bên trong láng, không có mối nối, không thấm và đặc biệt không bị ăn mòn nên khả năng xâm nhập của vi khuẩn bị hạn chế, giúp cho thực phẩm bảo quản bên trong tránh được sự nhiễm khuẩn gây ra các hậu quả xấu. Tính trơ, khả năng chống cháy Thành phần chống cháy, chống oxy hóa có trong vật liệu composite. Vì vậy, bồn chứa thực phẩm này được hưởng đặc tính này của vật liệu composite nên có tính trơ, khả năng chống cháy và biến đổi chất tốt. |
![]()
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ KHÁC
Để đảm bảo hệ thống xử lý nước, xử lý khí một cách an toàn, hiệu quả cho Quý khách… |
![]()
XỬ LÝ KHÍ THẢI
Ô nhiễm khói bụi đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là khí thải từ các nhà máy sản xuất trong các khu công nghiệp… |
![]()
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT-CÔNG NGHIỆP
Hiện nay, có những khu công nghiệp không... |
![]()
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT-CÔNG NGHIỆP
Nước thải từ các nhà máy sản xuất ... |
![]()
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC SẠCH
Ô nhiễm khói bụi đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là khí thải từ các nhà máy sản xuất trong các khu công nghiệp, gây ảnh hưởng đến môi trường, đời sống cho người dân xung quanh nói riêng và nhân loại nói chung. Do đó những yêu cầu xử lý khí thải của Bộ Tài nguyên và Môi Trường đang ngày càng khắt khe. Để giảm thiểu tối đa nguồn khí thải gây ô nhiễm đó là trách nhiệm thiết thực của mỗi doanh nghiệp trong việc bảo vệ sửc khỏe cộng dồng, bảo đảm sự phát triển bền vững của toàn xã hội. |